Lai Châu là tỉnh biên giới ở phía Tây Bắc, là tỉnh có diện tích lớn thứ 10 của Việt Nam. Lai Châu có nhiều lợi thế về khí hậu tự nhiên, thổ nhưỡng phong phú, địa hình đồi núi cao 200m – 3.000m thuận tiện cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Việc xây dựng, phát triển tại tỉnh Lai Châu về cơ sở hạ tầng đang được đẩy mạnh với các chính sách thu hút đầu tư vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn đang quan tâm đến bản đồ quy hoạch tỉnh Lai Châu nhằm lựa chọn khu vực đầu tư phù hợp thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Quy mô bản đồ quy hoạch tỉnh Lai Châu

Lai Châu cách thủ đô Hà Nội khoảng 440 km về phía Đông Nam, sở hữu đường biên giới dài 265.090 km. Tại đây, cửa khẩu song phương Ma Lù Thàng – Kim Thuỷ Hà được đẩy mạnh khai thác, thuận tiện giao thương đến Trung Quốc. Lai Châu sở hữu vị trí vô cùng đắc địa với phạm vị quy hoạch giới hạn như sau:

  • Hướng Bắc tiếp giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
  • Hướng Đông tiếp giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La
  • Hướng Tây và hướng Nam tiếp giáp tỉnh Điện Biên.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Lai Châu năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện trên 8 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Lai Châu, huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn, huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ, huyện Tam Đường, huyện Tân Uyên, huyện Than Uyên.

Quy hoạch tỉnh Lai Châu dựa trên đánh giá, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong giai đoạn 2021 – 2030 để định hướng tốt nhất cho sự phát triển của tỉnh. Dựa trên kết quả khảo sát thực tế để đưa ra các quan điểm phát triển của tỉnh.

Nhiệm vụ quy hoạch tỉnh Lai Châu

Quy hoạch đã đánh giá khách quan, tiềm năng phát triển của tỉnh Lai Châu với 5 quan điểm xây dựng bản đồ quy hoạch chính, gồm:

  • Dựa trên khai thác tiềm năng lợi thế và đặc thù, phát huy lợi thế đó để phát triển kinh tế – xã hội
  • Thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững
  • Quy hoạch phải phù hợp và nhất quán
  • Huy động tốt mọi nguồn lực của tỉnh Lai Châu và sử dụng hiệu quả
  • Phát triển hài hoà giữa các yếu tố lợi thế. Trong đó, con người là trung tâm phát triển.

Theo Dự án Quy hoạch Lai Châu, các nhiệm vụ được đặt ra trong quy hoạch tỉnh Lai Châu ở giai đoạn cụ thể dựa trên ba lĩnh vực kinh tế trụ cột chính của tỉnh như sau:

  • Đột phá về xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, thương mại xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế.
  • Huy động nguồn lực từ bên ngoài bằng các chính sách nhằm thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển 2 vùng kinh tế động lực của tỉnh.
  • Quy hoạch tỉnh hướng đến phát triển du lịch theo 2 hướng: bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc, phát triển du lịch sinh thái, di sản, lễ hội, du lịch cộng đồng có quy mô phù hợp, không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường; thu hút đầu tư sản phẩm du lịch đa dạng, hiện đại, đáp ứng nhu cầu du lịch quy mô lớn, tập trung xây dựng các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, khám phú, mạo hiểm, tâm linh.
  • Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp có lợi thế, giàu tiềm năng của tỉnh, đặc biệt là thuỷ điện và công nghiệp chế biến nông nghiệp.
  • Tận dụng lợi thế về mặt vị trí địa lý để phát triển thương mại, dịch vụ du lịch, hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với hi vọng sẽ biến Lai Châu trở thành tỉnh biên giới xanh, văn minh, đa dạng bản sắc văn hoá, kết cấu hạ tầng hiện đại, là điểm nhấn kết nối quan trọng và an ninh vững chắc tại khu vực biên giới phía Bắc.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lai Châu
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lai Châu

Bản đồ quy hoạch tỉnh Lai Châu chi tiết nhất

Bản đồ quy hoạch thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Thành phố Lai Châu toạ lạc ở khu vực phía Đông của tỉnh Lai Châu với số lượng dân số trong thành phố ít nhất ở Việt Nam. Thành phố Lai Châu với các mặt tiếp giáp địa lý cụ thể như sau:

  • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Phong Thổ
  • Hướng Đông và hướng Nam tiếp giáp huyện Tam Đường
  • Hướng Tây tiếp giáp huyện Sìn Hồ

Thành phố Lai Châu cách cửa khẩu quốc tế khoảng 50 km di chuyển, cách thành phố Sa Pa, tỉnh Lào Cai khoảng 70 km. Thành phố Lai Châu được phân chia thành 7 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm phường Đoàn Kết, phường Đông Phong, phường Quyết Thắng, phường Quyết Tiến, phường Tân Phong, xã San Thàng, xã Sùng Phài.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Lai Châu được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt theo Quyết định số 1152/QĐ-UBND ngày 31/8/2021. Bản đồ quy hoạch phát triển quy hoạch giao thông, công nghiệp và các công trình trong các xã ở thành phố Lai Châu.

 Bản đồ quy hoạch thành phố Lai Châu chi tiết
Bản đồ quy hoạch thành phố Lai Châu chi tiết

Bản đồ quy hoạch huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Tam Đường là huyện ở khu vực vùng cao của tỉnh Lai Châu và tọa lạc tại phía Đông của tỉnh Lai Châu. Huyện Tam Đường sở hữu các mặt tiếp giáp địa lý cụ thể như sau:

  • Hướng Đông tiếp giáp thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
  • Hướng Tây tiếp giáp huyện Sìn Hồ và thành phố Lai Châu
  • Hướng Nam tiếp giáp huyện Tân Uyên
  • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Huyện Tam Đường được phân chia thành 13 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Tam Đường, xã Bản Bo, xã Bản Giang, xã Bản Hon, xã Bình Lư, xã Giang Ma, xã Hồ Thầu, xã Khun Há, xã Nà Tăm, xã Nùng Nàng, xã Sơn Bình, xã Tả Lèng, xã Thèn Sin.

Huyện Tam ĐƯờng có các tuyến giao thông trọng điểm quan trọng kết nối bao gồm tuyến quốc lộ 4D; quốc lộ 32; Nậm Cắn – Lai Châu. Ngoài ra, tuyến đường giao thông liên xã của huyện Tam Đường được chú trọng xây dựng trong những năm gần đây.

Bản đồ quy hoạch huyện Tam Đường được UBND tỉnh Lai Châu công bố theo quyết định số 659/QĐ-UBND ngày 8 tháng 6 năm 2021 bao gồm quy hoạch hạ tầng giao thông, công nghiệp và các công trình khác trong phạm vi toàn bộ các xã của huyện Tam Đường. Các khu vực chuyển quy hoạch sử dụng đất được thể hiện vị trí, diện tích trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Tam Đường.

Bản đồ quy hoạch huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Bản đồ quy hoạch huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Uyên

Huyện Tân Uyên toạ lạc ở khu vực phía Đông của tỉnh Lai Châu với các mặt tiếp giáp địa lý cụ thể như sau:

  • Hướng Đông tiếp giáp thành phố Sa Pa, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
  • Hướng Tây tiếp giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
  • Hướng Nam tiếp giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu  và huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
  • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Huyện Tân Uyên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Tân Uyên, xã Hố Mít, xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Nậm Sỏ, xã Pắc Ta, xã Phúc Khoa, xã Tà Mít, xã Thân Thuộc, xã Trung Đồng.

Huyện Tân Uyên có tuyến quốc lộ 32 chạy qua là tuyến giao thông trọng điểm kết nối các huyện, tỉnh lân cận. Ngoài ra, các tuyến đường giao thông liên xã của huyện Tân Uyên được chú trọng phát triển, đầu tư trong những năm sắp tới.

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2021 – 2030 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt, công bố theo Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 3 tháng 6 năm 2021 bao gồm triển khai quy hoạch giao thông, phát triển công nghiệp và các công trình hạ tầng tại toàn bộ các xã thuộc huyện Tân Uyên.

Bản đồ quy hoạch huyện Tân Uyên
Bản đồ quy hoạch huyện Tân Uyên

Bản đồ quy hoạch huyện Nậm Nhùn

Huyện Nậm Nhùn toạ lạc ở khu vực phía Tây của tỉnh Lai Châu. Huyện có diện tích lớn, sở hữu nhiều đồi núi cao, trùng bình 1.000m so với mực nước biển. Địa hình dốc với nhiều khe suối chảy đến sông Đà và sông Nậm Na thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp. Huyện Nậm Nhùn có các mặt tiếp giáp địa lý cụ thể như sau:

  • Hướng Đông tiếp giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
  • Hướng Tây tiếp giáp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
  • Hướng Nam tiếp giáp thị xã Mường Lay và huyện Mường Chà, Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
  • Hướng Bắc tiếp giáp Trung Quốc.

Huyện Nậm Nhùn được phân chia thành 11 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Nậm Nhùn, xã Hua Bum, xã Lê Lợi, xã Mường Mô, xã Nậm Ban, xã Nậm Chà, xã Nậm Hàng, xã Nậm Manh, xã Nậm Pì, xã Pú Đao, xã Trung Chải.

Bản đồ quy hoạch huyện Nậm Nhùn trong giai đoạn từ năm 2021 – 2030 được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu công bố dựa trên Quyết định số 623/QĐ-UBND ngày 1 tháng 6 năm 2021 bao gồm quy hoạch giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và các công trình khác tại các xã trong huyện Nậm Nhùn.

Bản đồ quy hoạch huyện Nậm Nhùn
Bản đồ quy hoạch huyện Nậm Nhùn

Bản đồ quy hoạch huyện Sìn Hồ

Huyện Sìn Hồ cách thành phố Lai Châu khoảng 59 km về phía Tây, sở hữu diện tích rộng khoảng 1.530 km2 với địa giới hành chính cụ thể như sau:

Hướng Đông tiếp giáp thành phố Lai Châu

  • Hướng Tây tiếp giáp huyện Nậm Nhùn và Trung Quốc
  • Hướng Nam tiếp giáp huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên và huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
  • Hướng Bắc tiếp giáp huyện Phong Thổ

Huyện Sìn Hồ được phân chia thành 22 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Sìn Hồ và xã Căn Co, xã Chăn Nưa, xã Hồng Thu, xã Làng Mô, xã Lùng Thàng, xã Ma Quai, xã Nậm Cha, xã Nậm Cuổi, xã Nậm Hăn, xã Nậm Mạ, xã Nậm Tăm, xã Noong Hẻo, xã Pa Khóa, xã Pa Tần, xã Phăng Sô Lin, xã Phìn Hồ, xã Pu Sam Cáp, xã Xà Dề Phìn, xã Tả Ngảo, xã Tả Phìn, xã Tủa Sín Chải.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Sìn Hồ
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Sìn Hồ

Trên đây là các thông tin tổng quan về các đơn vị hành chính tỉnh Lai Châu và bản đồ quy hoạch tỉnh Lai Châu chi tiết. Hy vọng qua bài giới thiệu thông tin, bản đồ quy hoạch tỉnh Lai Châu, các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về quy hoạch của tỉnh. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm, theo dõi.