Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi bao gồm các quy hoạch giao thông, quy hoạch không gian, quy hoạch công nghiệp và quy hoạch sử dụng đất Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030.

Ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký, ban hành Quyết định số 1574/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Theo Quyết định, việc lập quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi phải đảm bảo phù hợp với các nội dung, định hướng phát triển chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước thời kỳ 2021-2030… Đây chắc chắn là tin tức cần chú ý cho những người đang quan tâm tới cảnh quan đô thị cũng như các vấn đề bất động sản tại nơi đây.

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nổi bật thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta. Quảng Ngãi là một trong các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, đây là tiền đề góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Với vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế miền Trung, Quảng Ngãi cũng từng bước thực hiện những kế hoạch quy hoạch phù hợp, nhằm tăng tốc tốc độ phát triển, đột phá kinh tế và đóng góp chung vào kinh tế toàn quốc. Quyết định số 1574/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là dấu mốc đánh dấu sự bắt đầu chuyển mình trong thời đại mới của Quảng Ngãi.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi

Theo kế hoạch, việc lập quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi phải đảm bảo phù hợp với các nội dung, định hướng phát triển chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước thời kỳ 2021-2030; chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch ngành liên quan đến tỉnh Quảng Ngãi; hướng đến phát triển bền vững trên cả ba trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường trong dài hạn.

Các dự án trong quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi hướng đến đánh giá đầy đủ giá trị kinh tế-chính trị của tỉnh; các tác động về các điều kiện và bối cảnh từ bên ngoài đến phát triển của tỉnh; các cơ hội liên kết giữa tỉnh với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, cả nước và quốc tế; khả năng khai thác các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết và tham gia; tạo nền tảng cho phát triển trên cơ sở tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cùng với đó, quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến 2030 nhằm mục tiêu thể hiện được quan điểm đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển; phát huy tối đa, hiệu quả lợi thế, tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững; thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế động lực; khai thác trục hành lang kinh tế chủ đạo của tỉnh theo các tuyến giao thông huyết mạch cũng như đẩy mạnh kết nối giữa các khu vực đồng bằng, miền núi và hải đảo trên địa bàn tỉnh phù hợp với khả năng cân đối, huy động về nguồn lực của tỉnh Quảng Ngãi.

Việc lập quy hoạch cũng kết hợp hiệu quả giữa quản lý ngành, lĩnh vực với quản lý lãnh thổ, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự-an toàn xã hội và bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh khu vực biên giới Việt Nam-Lào.

Cùng với đó, cần đảm bảo công khai, minh bạch, giúp cho quá trình ra quyết định trong việc thu hút và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi./.

Quy mô, tính chất lập quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi

Quy mô quy hoạch

Quy mô quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030 được xác định trên toàn tỉnh, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của tỉnh, có diện tích tự nhiên là 5.135,2 km², với trọng điểm là thành phố Quảng Ngãi. Phạm vi lập quy hoạch được giới hạn bởi:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam;

+ Phía Đông giáp biển Đông;

+ Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum;

+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Gia Lai;

+ Phía Nam giáp tỉnh Bình Định.

Tọa độ địa lý: từ 14°30′ đến 15°25′ vĩ tuyến Bắc, từ 108906′ đến 109°04′ kinh tuyến Đông

Tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi
Bản đồ du lịch tỉnh Quảng Ngãi

Tính chất vùng tỉnh Quảng Ngãi:

+ Là một trong các tiểu vùng động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, với mục tiêu phát triển cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp phụ trợ, đồng thời với phát triển kinh tế biển, trong đó chú trọng công nghiệp hàng hải, dịch vụ cảng biển và khai thác thủy, hải sản.

+ Là đầu mối trung chuyển và trung tâm giao thương quốc tế giữa các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Bắc Campuchia với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

+ Là vùng có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng và cảnh quan thiên nhiên đẹp.

+ Là vùng có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo Quốc gia.

Việc quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi tiến hành dựa trên quan điểm:

– Việc lập quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đảm bảo phù hợp với các nội dung, định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước thời kỳ 2021 – 2030; chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch ngành liên quan đến tỉnh Quảng Ngãi. Hướng đến phát triển bền vững trên cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường trong dài hạn.

– Đánh giá đầy đủ giá trị địa kinh tế – chính trị của tỉnh Quảng Ngãi; các tác động về các điều kiện và bối cảnh từ bên ngoài đến phát triển của tỉnh; các cơ hội liên kết giữa tỉnh Quảng Ngãi với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, cả nước và quốc tế; khả năng khai thác các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết và tham gia; tạo nền tảng cho phát triển trên cơ sở tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế động lực; khai thác trục hành lang kinh tế chủ đạo của tỉnh theo các tuyến giao thông huyết mạch (Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Quốc lộ 1, đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, Quốc lộ 24, Quốc lộ 24B) cũng như đẩy mạnh kết nối giữa các khu vực đồng bằng, miền núi và hải đảo trên địa bàn tỉnh phù hợp với khả năng cân đối, huy động về nguồn lực của tỉnh Quảng Ngãi.

– Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi phải thể hiện được quan điểm đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển; phát huy tối đa, hiệu quả lợi thế, tiềm năng, nguồn lực, tạo
động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững.

– Kết hợp hiệu quả giữa quản lý ngành, lĩnh vực với quản lý lãnh thổ, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh khu vực biên giới Việt Nam – Lào.

– Đảm bảo khả thi trong triển khai, đáp ứng các nhu cầu trong giai đoạn 2021 – 2025; 2026 – 2030 và tạo nền tảng phát triển cho các giai đoạn tiếp theo, phù hợp với tầm nhìn đến năm 2050. Đảm bảo công khai, minh bạch giúp cho quá trình ra quyết định trong thu hút và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Thông tin, bản đồ quy hoạch Quảng Ngãi đến năm 2030

Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi

 Diện tích, cơ cấu các loại đất

– Tổng diện tích tự nhiên: 15.734,77 ha.

– Nhóm đất nông nghiệp: 6.696,52 ha.

– Nhóm đất phi nông nghiệp: 8.694,85 ha.

– Nhóm đất chưa sử dụng: 343,4 ha.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi
Diện tích, cơ cấu các loại đất
Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất

– Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 3.873,08 ha

– Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 50,18 ha

– Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở: 142,28 ha

Diện tích đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích

– Đất nông nghiệp: 0,06 ha

– Đất phi nông nghiệp: 137,41 ha

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021, Thành phố Quảng Ngãi.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng
Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi
Phân bổ diện tích các loại đất trong kế hoạch sử dụng đất
Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi

Thông tin, bản đồ quy hoạch phát triển không gian tỉnh Quảng Ngãi

Mô hình phát triển vùng tỉnh

Mô hình phát triển chính của vùng là phát triển kinh tế tổng hợp: công nghiệp, công nghệ cao, du lịch văn hóa – sinh thái, thương mại – dịch vụ, giáo dục đào tạo và nông – lâm – ngư nghiệp xoay quanh các đô thị hạt nhân cấp vùng, cấp tỉnh, các đô thị đặc thù.

Hành lang phát triển kinh tế chủ đạo của tỉnh hình thành theo các tuyến giao thông huyết mạch: đường Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Quốc lộ 1, Quốc lộ 24, Quốc lộ 24B, đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, bao gồm:

– Các trục hành lang phát triển kinh tế tỉnh:

+ Hành lang phát triển kinh tế Bắc – Nam: Dung Quất – thành phố Quảng Ngãi – Tư Nghĩa – Mộ Đức – Đức Phổ, gắn kết các huyện đồng bằng ven biển; tập trung phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại, du lịch và nông nghiệp.

+ Hành lang kinh tế ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh tạo mối liên kết kinh tế biển của khu vực và cả nước; tập trung phát triển các ngành đánh bắt, nuôi trồng hải sản, giao thông biển và du lịch biển kết hợp xây dựng tuyến phòng thủ biển bảo đảm an ninh – quốc phòng và an ninh tuyến biển.

+ Tuyến hành lang kinh tế Dung Quất – Trà Bồng – Trà My, nối Khu kinh tế Dung Quất với các huyện phía Tây Quảng Nam, Quảng Ngãi và Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan; tập trung phát triển du lịch văn hóa, sinh thái và nông lâm nghiệp.

+ Tuyến hành lang kinh tế Sa Kỳ – thành phố Quảng Ngãi – Sơn Hà – Sơn Tây – Đắc Tô; tập trung phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái và nông lâm nghiệp.

+ Tuyến hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 24 từ Phổ An đi Thạch Trụ – Phổ Phong đến Ba Tơ – Kon Tum – Bờ Y – Ngọc Hồi kết nối các khu công nghiệp Phổ Phong (Đức Phổ), khu công nghiệp Ba Động (Ba Tơ); tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp và nông lâm nghiệp.

– Các tiểu vùng phát triển kinh tế:

+ Tiểu vùng kinh tế động lực Dung Quất – Bình Sơn – Sơn Tịnh: gắn với các khu công nghiệp nặng, cảng biển nước sâu, khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ VSIP và các đô thị: Vạn Tường, Châu Ổ, Dốc Sỏi, Sa Kỳ, Bình Long.

+ Tiểu vùng kinh tế động lực thành phố Quảng Ngãi: gắn với khu công nghiệp Quảng Phú cùng các đô thị lân cận.

+ Tiểu vùng kinh tế động lực Thạch Trụ – Đức Phổ – Sa Huỳnh: gắn với sự phát triển của các đô thị từ Thạch Trụ, Đức Phổ đến Sa Huỳnh và Khu du lịch văn hóa thương mại Sa Huỳnh.

+ Tiểu vùng kinh tế động lực phía Tây tỉnh: bao gồm 6 huyện miền núi phía Tây tỉnh với hạt nhân là thị trấn Di Lăng (huyện Sơn Hà).

Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi
Bản đồ quy hoạch Quảng Ngãi về phát triển không gian
Bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi
Bản đồ quy hoạch thành phố Quảng Ngãi

Phân bố các khu-cụm công nghiệp, du lịch dịch vụ:

– Phân bố các khu – cụm công nghiệp:

+ Các Khu công nghiệp tập trung: Quy hoạch bố trí 11 khu công nghiệp (trong đó có 05 khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Dung Quất) với tổng diện tích khoảng 11.800ha.

+ Các Cụm công nghiệp: Quy hoạch bố trí 21 cụm công nghiệp tại các huyện với tổng diện tích khoảng 282ha.

– Phân bố các khu du lịch dịch vụ:

Quy hoạch bố trí các khu du lịch dịch vụ nhằm cung cấp các sản phẩm du lịch về: nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan, sinh thái núi rừng, văn hóa lịch sử – trong đó gồm 10 khu du lịch chính với tổng diện tích khoảng 2.877ha.

Tổ chức mạng lưới đô thị:

+ Đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ có 19 đô thị, trong đó: 01 đô thị loại II (TP Quảng Ngãi), 01 đô thị loại III (Dung Quất), 02 đô thị loại IV (Đức Phổ, Di Lăng) và 15 đô thị loại V (là các thị trấn huyện lỵ, thị trấn trực thuộc huyện và các đô thị mới: Châu Ổ, La Hà, Sơn Tịnh mới, Chợ Chùa, Mộ Đức, Trà Niu, Trà Xuân, Sơn Tây, Ba Tơ, Lý Sơn, Minh Long, Sông Vệ, Nam Sông Vệ, Thạch Trụ, Ba Vì).

+ Đến năm 2030 toàn tỉnh sẽ có 21 đô thị, 01 đô thị loại II (TP Quảng Ngãi), 01 đô thị loại III (Dung Quất), 03 đô thị loại IV (Đức Phổ, Châu Ổ, Di Lăng) và 16 đô thị loại V (là các thị trấn huyện lỵ, thị trấn trực thuộc huyện và các đô thị mới: Sơn Tịnh mới, La Hà, Chợ Chùa, Mộ Đức, Trà Niu, Trà Xuân, Sơn Tây, Ba Tơ, Lý Sơn, Minh Long, Sông Vệ, Nam Sông Vệ, Thạch Trụ, Ba Vì, Quán Lát, Trà Bình).

Phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn:

+ Cơ bản giữ nguyên hình thái phân bố các điểm dân cư nông thôn (thôn xóm) truyền thống theo cụm, tuyến, điểm. Quy mô có 162 xã, tập trung phát triển tại các trung tâm cụm xã (khoảng 32 trung tâm) và các trung tâm xã (khoảng 130 trung tâm).

+ Hệ thống các điểm dân cư nông thôn được bố trí trên cơ sở các định hướng về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế toàn vùng cũng như hiện trạng phân bố dân cư. Địa điểm xây dựng các điểm dân cư nông thôn phải thuận tiện trong kết nối giao thông với các tuyến đường liên xã liên vùng, phù hợp tập quán sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng yêu cầu sinh sống và sản xuất của người dân.

+ Phát triển các điểm dân cư tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng các khu chức năng chính: trung tâm hành chính, dịch vụ thương mại, trung tâm văn hóa. Hạn chế phát triển các điểm dân cư hai bên quốc lộ, tỉnh lộ;

Thông tin quy hoạch giao thông

Quy hoạch mạng lưới vận tải đường bộ:

+ Tuyến vận tải quốc tế liên vận: Tổ chức mở các tuyến từ thành phố Quảng Ngãi đi đến các tỉnh thuộc nước Lào (Quảng Ngãi – Kon Tum – Lào; Quảng Ngãi – Quảng Trị – Lào).

+ Tuyến vận tải hành khách đường bộ liên tỉnh: Tổ chức lại vận tải hợp lý trên một số tuyến đang khai thác từ thành phố Quảng Ngãi đến các tỉnh phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức mở thêm các tuyến từ thành phố Quảng Ngãi đi các tỉnh Tây Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

+ Bổ sung Trục dọc số 08: Cầu và đường nối từ huyện Sơn Tịnh với huyện Tư Nghĩa (ký hiệu D8): Chiều dài khoảng 3,9km. Điểm đầu giao với Quốc lộ 24B tại lý trình Km28+033, điểm cuối giao với tuyến đường tỉnh ĐT.623B tại lý trình Km3+025; Bnền=26m, Bmặt=14m, Bvỉa hè=10m, Bpc=2,0m.

+ Bổ sung Trục dọc số 09: Đường nối từ huyện Bình Sơn đến huyện Tư Nghĩa (ký hiệu D9), chiều dài khoảng 36,5Km, điểm đầu tại nút giao tuyến số 3 với tuyến đường Dốc Sỏi-Dung Quất, thuộc huyện Bình Sơn, điểm cuối giao với Quốc lộ 1 tại lý trình Km1063+700 thuộc huyện Tư Nghĩa; Bnền=46m, Bmặt=24m, Bvỉa hè=12m, Bpc=10m.

Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:

+ Tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nội tỉnh: Tổ chức lại vận tải hợp lý (nâng tần suất khai thác) 07 tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt hiện đang khai thác và đến năm 2015 tổ chức mở thêm 03 tuyến từ thành phố Quảng Ngãi đi Cổ Lũy, Thạch Nham và thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng.

Đến năm 2025 kéo dài tuyến xe buýt từ thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng lên trung tâm huyện Tây Trà và kéo dài tuyến từ thị trấn Di Lăng đến trung tâm huyện Sơn Tây. Đến năm 2030, khi các trục dọc, ngang mạng lưới giao thông đường bộ được hình thành hoàn chỉnh thì sẽ nghiên cứu mở các tuyến các trung tâm huyện lỵ, các cụm, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch đảm bảo kết nối giữa các vùng.

+ Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong TP Quảng Ngãi: Trong giai đoạn 2021 – 2025 khi nhu cầu đi lại của người dân trong TP Quảng Ngãi tăng cao, cũng như cơ sở hạ tầng giao thông cho phép sẽ tiến hành mở các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nội đô TP Quảng Ngãi.

+ Vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi: Trước mắt tập trung đầu tư phương tiện khai thác trên địa bàn huyện Đức Phổ và Ba Tơ. Nâng số lượng phương tiện hoạt động trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất.

Quy hoạch mạng lưới vận tải đường thủy

Tổ chức lại vận tải hợp lý tuyến Sa Kỳ – Lý Sơn, Châu Ổ – Sa Cần (hạ lưu sông Trà Bồng), tuyến Sông Kinh Giang; đưa vào khai thác tuyến đảo Lớn – đảo Bé (huyện Lý Sơn) và khi điều kiện cơ sở hạ tầng về đường thuỷ cho phép sẽ đưa vào khai thác các tuyến còn lại là: tuyến sông Trà Khúc, sông Trà Bồng nối dài, sông Vệ, sông Trà Câu, sông Thoa với sông Trường, Vạn Tường – Lý Sơn.

Mạng lưới vận tải bằng đường sắt, đường hàng không

Đường sắt chạy qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài 99,2km thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn, là tuyến đường đơn, khổ 1m, chạy theo trục Bắc – Nam. Tổng số phương tiện đang lưu hành qua Ga Quảng Ngãi là 7.765 phương tiện, trong đó có 408 đầu máy, 7.267 toa xe và 90 phương tiện chuyên dùng.

Quảng Ngãi không có sân bay dân dụng. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân được đáp ứng bằng hoạt động của sân bay Chu Lai thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam, cách Quảng Ngãi khoảng 40km. Các phương tiện đưa đón hành khách đi/đến sân bay Chu Lai được bố trí thuận lợi.

Quy hoạch phương tiện giao thông cơ giới

Trên cơ sở số lượng phương tiện hiện có; số phương tiện hết niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ; dự báo nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa và sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu phương tiện vận tải gia tăng giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030.

Trên đây là những thông tin và bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030. Hi vọng những thông tin hữu ích này đã giúp bạn có những hiểu biết và hướng đi phù hợp. Đừng quên theo dõi giaanproperty.vn để luôn cập nhật những tin tức mới nhất!